Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Những trò lố hay là New 7 Wonders và Vịnh Hạ Long


Tổ chức lừa tiền thế giới 
 New7Wonders.com chỉ là ý tưởng "kinh doanh" của một người Canada gốc Thụy Sĩ tên là Bernard Weber. Đây là website của một tổ chức tư nhân đặt trụ sở tại Thụy Sĩ (New Open World) chứ không phải của một dự án của một chính phủ hay tổ chức uy tín nào trên thế giới. Bằng khả năng quảng bá, marketing khéo léo, cộng với cách chọn tên của dự án "New 7 Wonders of Nature", "7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới", Bernard Weber đã đánh vào lòng tự hào dân tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả các ban ngành về tài nguyên thiên nhiên & du lịch ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước nghèo có hiểu biết và dân trí thấp. Bên ngoài, tay lừa đảo Weber tuyên bố rằng dự án của mình “phi lợi nhuận”, nhưng cái sự “phi lợi nhuận” đó giúp hắn kiếm bộn tiền. Mỗi địa danh tham gia phải … kí hợp đồng và đóng cho tổ chức 5k USD/tháng. Các website khác muốn sử dụng các nội dung về các thắng cảnh bình chọn cũng phải trả phí 5k USD/tháng. Ngoài ra, hắn còn có các nguồn thu từ tiền tài trợ, tiền chia từ các công ty dich vụ viễn thông cho phí SMS và vote call, tiền bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm với giá rất đắt… Đặc biệt, bọn lừa tiền N7W còn chơi trò khốn nạn nhất trong các trò khốn nạn đó là … bán phiếu bầu. Một người có thể nhắn bao nhiêu tin tùy thích để bầu chọn. Tức là N7W “thả cửa” cho các con mồi mua càng nhiều phiếu bầu càng tốt. Việc làm này vừa phản khoa học, vừa mang đậm tính chất lừa tiền thiên hạ. Trả lời về khoản “lợi nhuận” khổng lồ, từ 3 năm trước, báo Sachsen (Đức) dẫn lời N7W tuyên bố: "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, N7W im lặng. Chưa kể, đã 3 năm trôi qua nhưng mình chưa thấy tăm hơi gì về khoản tiền tu bổ mà N7W mạnh miệng hứa nó nằm ở đâu cả, bạn nào thấy rồi thì báo cho mình 1 câu với.
 Đẳng cấp chém gió cấp quốc tế 
 Ngày 27/9/2011, Bernard Weber đến làm việc tại Quảng Ninh. Hắn mạnh miệng tuyên bố: “Thông qua cuộc bầu chọn đó đã có nhiều danh thắng nhận được rất nhiều sự quan tâm với trên 1 trăm triệu phiếu bầu của người dân trên khắp thế giới, chứng tỏ sự quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn của cuộc bầu chọn do tổ chức phát động.” Chúng ta hãy thử xem qua cái “tầm ảnh hưởng” của N7W. Sử dụng Alexa để tìm hiểu thông tin về N7W thì ta có thể thấy như sau : new7wonders.com xếp hạng 22,607 trên thế giới và hạng 31,656 tại Mỹ. Trong khi đó, cùng thời điểm, trang vnexpress được xếp hạng 386 trên thế giới và hạng 1,167 tại Mỹ. Thậm chí đến cả diễn đàn vn-zoom.com còn được xếp hạng 3,357 trên thế giới và 18,285 tại Mỹ. Cả 2 trang viết bằng Tiếng Việt đều có “tầm ảnh hưởng” vượt xa N7W trên thế giới Một đều hết sức bất ngờ, trong các nước sở hữu địa danh lọt vào “chung kết”, new7wonders được xếp hạng 1,061 tại Việt Nam, chỉ thua 2 nước IQ thấp đó là Lebanon (240) và Tanzania (265). Tại một số nước IQ cao như Đức, Pháp, Hàn Quốc, xếp hạng của N7W khá … lẹt đẹt, 50,446 ở Đức, 77,133 ở Pháp, Hàn Quốc thậm chí còn không thấy bóng dáng đâu Công nhận tầm ảnh hưởng của N7W là vô cùng to lớn đối với nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới (Số liệu của Alexa được thống kê ngày 4/10/2011)

 Phản ứng của nhân dân tiến bộ trước thảm họa N7W 
 Khi được hỏi về N7W, tổ chức UNESCO tuyên bố rằng “Mặc dù nhiều lần được mời ủng hộ N7W, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với ông Weber. Mục tiêu của UNESCO là giúp các nước xác định, bảo vệ và bảo tồn các di sản thế giới. Cần xác định các tiêu chuẩn khoa học, xác định giá trị của các ứng viên.” Như vậy, theo UNESCO kết quả bầu chọn của N7W không chính xác và không có khoa học. Cũng phải, bán phiếu bầu thì lấy đâu ra khoa với chả học. Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: "Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học." Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”. Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc "mua phiếu bầu và nhà tổ chức thu tiền" này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W "không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) quốc tế, khi một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu". Chính phủ Maldives đã sớm tỉnh ngộ, nhận ra trò lừa đảo của N7W và đã rút lui từ tháng 5/2011 http://maldivesresortworkers.wordpre...-wonders-scam/ http://www.mymaldives.com/blog/maldi...7wonders-scam/ Chắc chính phủ Maldives bị thần kinh mới rút khỏi N7W nếu bọn đó không phải bọn lừa đảo
 Vịnh Hạ Long bá đạo trên bảng xếp hạng N7W 
Tại Việt Nam, từ năm 2007, chính phủ phát động cả 1 chiến dịch cấp quốc gia về bầu chọn cho vịnh Hạ Long trên trang web lừa tiền quốc tế. Các tờ báo liên tục tung hô N7W, thằng lừa đảo Bernard Weber, hô hào nhân dân Việt Nam hãy bình chọn cho vịnh Hạ Long để “bày tỏ lòng yêu nước”. Cụ thể, từ ngày 22 tháng 2 năm 2008, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã được phía New Open World (NOW) đồng ý là cơ quan bảo trợ chính thức và đã đại diện ký thỏa thuận với NOW. Ngày 25 tháng 2 năm 2008, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ phát động bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Nhiều báo như báo Tuổi Trẻ đã lập hẳn 1 chuyên mục để thông tin (với khẩu hiệu "Bầu chọn Việt Nam: Lá phiếu của lòng yêu nước") thường xuyên và tuyên truyền cổ động cho cuộc bình chọn này. Và như tại Tiền Giang, từ ngày 25 tháng 3 năm 2008, lãnh đạo Tỉnh đoàn, sở Văn hóa Thông tin và sở Bưu chính viễn thông cùng hàng trăm đoàn viên thanh niên Đoàn khối dân chính đảng tỉnh Tiền Giang đã khởi động chiến dịch 10 tháng bầu chọn cho ba danh thắng của Việt Nam vào danh sách kỳ quan thế giới mới, trong đó có cả việc hỗ trợ đường truyền Internet tốc độ cao miễn phí cho 35 trường Trung học Phổ thông trong tỉnh để giáo viên và học sinh tham gia bầu chọn. Và chỉ trong tuần lễ phát động đầu tiên, đã có gần 10.000 lượt đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở thành phố Mỹ Tho đã tham gia bầu chọn. Ngày 14-3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, báo Thanh Niên, Đài Truyền hình Việt Nam và EVNTelecom đã ký hợp tác và phát động chương trình vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên của thế giới cho đến 31 tháng 12 năm 2008, trong đó có 1 "Cuộc tuần hành vòng quanh đất nước bằng xe đạp và thiết lập các điểm bầu chọn cho vịnh Hạ Long ở các tỉnh, thành phố". Ngày 19/8/2008, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Hợp tác Quốc tế đưa ra 9 chương trình hành động từ nay đến cuối năm cho cuộc vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới. Do chiến dịch bầu chọn quá hoành tráng này, 3 địa danh của VN (Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Phan-xi-păng) bá đạo trên bảng xếp hạng nhiều tuần liền. Gần đây, vòng chung kết của cuộc bầu chọn N7W diễn ra cực kì “sôi động”. Thằng lừa đảo Bernard Weber đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2011 để PR cho N7W. Lợi dụng lòng tự hào dân tộc và suy nghĩ thiếu chin chắn của người Việt, hắn liên mồm tâng bốc vịnh Hạ Long lên tận trời xanh. Được tiếp thêm đạn, các tay thợ báo bồi bút ngu si IQ thấp liền liên tục khua môi múa mép, tâng bốc N7W và thằng khốn nạn Bernard Weber, tiếp tục kêu gọi các con mồi tự chui đầu vào rọ vì … tình yêu nước.
Báo chí truyền hình ăn theo là đúng rồi, vấn đề ở đây là tại sao chính phủ VN lại “gà mờ” như thế? Chính phủ 1 nước nhỏ như Maldives còn nhận ra trò lừa đảo của N7W, vậy tại sao chính phủ 1 nước lớn như VN lại không? Phải chăng, chính phủ biết thừa cái trò lừa đảo này nhưng các cấp chính quyền vẫn dấn thân vào để “lấy thành tích” báo cáo lên trên? Phỏng đoán này là có cơ sở, vì căn bệnh thành tích từ lâu đã thâm nhập vào mỗi người dân Việt Nam.
 Kết luận về N7W: Các bạn nên nhắn tin Góp đá xây Trường Sa (soạn tin TRUONGSA gửi 1408) thì thiết thực hơn nhiều việc nhắn tin ủng hộ bọn lừa đảo N7W. Vịnh Hạ Long có nhất bảng thì cũng chả có bố con thằng Tây nào để ý đâu. Còn Trường Sa được xây dựng kiên cố thì chúng ta sẽ giữ được mảnh đất hương oải cha ông
Nguồn: http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=23012
Bàn luận: Người ta cho rằng cái cách Pê A Rờ (PR) cho Ha Long Bay qua N7W này cũng hơi hay ho bởi thế giới (chính xác là cộng đồng mạng) biết nhiều hơn về các thắng cảnh của nhau, dĩ nhiên, họ chấp nhận số tiền được trang trải cho việc PR đó (tiền từ đâu? Ads, fee,...cho N7W rồi!). Cũng người ta phản ứng hơi mạnh với cái trò lừa đảo này, trường tôi, phát vé mời tạo email để vote cho HaLongBay. Tôi nhớ lại mấy năm trước cũng có mấy cái trò này, rồi tự hỏi: thế là sao?

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Một ý kiến về Kinh Tế xã hội chủ nghĩa

http://www.diendan.org/viet-nam/kinh-te-xa-hoi-chu-nghia-marx-lenin-stalin-va-viet-nam/

Trần Hải Hạc (Trường đại học Paris 13) trả lời phỏng vấn của Hồ Thị Hoà (Trường đại học tự do Bruxelles) trong khuôn khổ báo cáo về "các nước xã hội chủ nghĩa từ sau năm 1991"


« Kinh tế xã hội chủ nghĩa » :
Marx, Lenin, Stalin… và Việt Nam


TRẦN HẢI HẠC
trả lời phỏng vấn của Hồ Thị Hoà


Diễn Đàn đăng dưới đây bài phỏng vấn Trần Hải Hạc, trường Đại học Paris 13, tác giả cuốn Relire Le Capital - Marx, critique de l'économie politique et objet de la critique de l'économie politique (nxb Page Deux, 2003). Liên quan tới chủ đề bài phỏng vấn, bạn đọc có thể tham khảo một bài viết của tác giả : Học thuyết Marx, Đảng cộng sản Việt Nam và vấn đề bóc lột (tạp chí Thời đại, số 8-2003). Cuộc phỏng vấn do Hồ Thị Hoà thực hiện trong khuôn khổ báo cáo « Các nước xã hội chủ nghĩa sau năm 1991 », Université Libre de Bruxelles.

BẢN TIẾNG PHÁP : version françasie

Thưa giáo sư, từ sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Liên Xô và nhiều nước theo chủ nghĩa xã hội đã chọn học thuyết Mác-Lê làm nền tảng xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá của mình. Như vậy, có thể nói là tồn tại một mô hình lý thuyết hoàn chỉnh của Marx và Lenin về kinh tế hay không ? Mô hình ấy được khái quát bằng những luận điểm chính như thế nào ?

Trước tiên, theo tôi, cần phân biệt về mặt thuật ngữ thuyết của Marx, thuyết của Lenin và chủ nghĩa Mác-Lê là từ ngữ do Stalin sáng chế để gọi thuyết của ông.

1. Điều đầu tiên cần nhắc nhở là tất cả công trình kinh tế học của Marx đều tập trung bàn về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hay, theo uyển ngữ ngày hôm nay, là nền kinh tế thị trường. Khi nói đến chủ nghĩa xã hội, Marx chỉ phác hoạ một vài viễn cảnh (như khi Marx phê phán chủ nghĩa nhà nước trong Phê phán cương lĩnh Gotha), nhưng ông không hề đưa ra một phân tích mang tính hệ thống, một lý thuyết. Marx không có xây dựng lý thuyết về chủ nghĩa xã hội vì một lẽ đơn giản là ông không thể lý thuyết hoá một cái gì không tồn tại. Cho nên có sự nhầm lẫn, sai lầm khi đồng hoá thuyết của Marx với một mô hình về chủ nghĩa xã hội hay về nền kinh tế kế hoạch hoá. Tất nhiên, Marx khẳng định mình là cộng sản, nhưng chủ nghĩa cộng sản, đối với ông, không phải là một lý tưởng mà thực tế phải noi theo : đó là sự vận động hiện thực xoá bỏ thực trạng hiện nay của sự vật. Và bởi lẽ Marx hoạt động nghiên cứu với tư cách là nhà khoa học, ông nghiên cứu sự vật như nó là ‒ chủ nghĩa tư bản, sự tái sản xuất của nó và sự phủ định nó ‒, chứ không phải sự vật như nó phải là ‒ một lý tưởng về xã hội được quan niệm độc lập với sự vận động lịch sử hiện thực. Do đó mà ông nhất định từ chối vạch ra những quy luật tất yếu của xã hội tương lai (« những công thức nấu ăn cho các nhà bếp tương lai » ‒ trong Lời bạt viết cho bản tiếng Đức xuất bản lần thứ hai của Tư bản).

2. Điều mà Cách mạng 1917 đưa vào chương trình nghị sự cũng không phải là vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội mà là vấn đề quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Các văn bản của Lenin không hề chứa đựng lý thuyết về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ‒ phải đến những năm 1930, thuyết này mới xuất hiện ‒, và chỉ bàn đến « lý thuyết về nền kinh tế xô viết » mà, theo ông, là một nền kinh tế nhà nước hoá chứ không phải xã hội chủ nghĩa. Tranh luận trong đảng cộng sản, Lenin phê phán ảo tưởng của « chủ nghĩa cộng sản thời chiến » khiến cho không ít người nghĩ rằng chế độ sản xuất và phân phối do nhà nước tổ chức đã xác lập một hệ thống kinh tế mới có tính chất xã hội chủ nghĩa (Báo cáo hội nghị thứ 7 của đảng bộ Matxcơva). Ông còn cho rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước là một hình thái sản xuất cao hơn hệ thống kinh tế nhà nước hoá hiện hành, và nó là một bước tiến để đi đến chủ nghĩa xã hội (Bệnh ấu trĩ cánh tả và những ý kiến tiểu tư sản). Cũng từ đó, ông quan niệm « chính sách kinh tế mới » là chính sách liên minh công - nông, bởi giai cấp công nhân phải tiến lên chủ nghĩa xã hội cùng chung với giai cấp nông dân, chứ không có cách nào khác (Diễn văn bế mạc đại hội 11 đảng cộng sản Nga).

3. Những cuộc tranh luận về kinh tế tiếp diễn ở Liên Xô cho đến « Bước ngoặt lớn » 1930, là lúc Stalin thủ tiêu mọi bất đồng quan điểm trong ban lãnh đạo đảng, và áp đặt bằng khủng bố các chính sách tập thể hoá toàn diện nông thôn, phát triển ưu tiên công nghiệp nặng, kế hoạch hoá tập trung sản xuất và phân phối (Những vấn đề chủ nghĩa Lenin). Tính xã hội chủ nghĩa của quan hệ sản xuất nhà nước hoá trở thành một giáo điều từ đó, và bản Hiến pháp 1936 tuyên bố Liên Xô đã xoá bỏ bóc lột. Đồng thời, Stalin cho tiến hành đề án soạn thảo sách giáo khoa kinh tế học chính trị nhằm hệ thống hoá các quy luật của « phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa », và ông đã can thiệp vào việc biên soạn nó mỗi khi cần thiết (Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô). Xuất bản năm 1954 với tựa đề Sách giáo khoa chính trị kinh tế học của Viện hàn lâm khoa học Liên xô, bộ sách này khẳng định quan điểm chính thống trong lĩnh vực lý luận kinh tế. Ngày hôm nay, tinh thần và phương pháp của nó vẫn làm cơ sở quy chiếu cho các sách giáo khoa kinh tế học chính trị Mác-Lê sử dụng ở Trung Quốc và Việt Nam.

Xin được đặt lại một câu hỏi lỗi thời : Sự sụp đổ của Liên Xô và khối Đông Âu có thể lý giải như thế nào, thưa giáo sư ?

Tôi dùng lại ở đây phép phân biệt (thuyết của Marx / thuyết của Lenin / chủ nghĩa Mác-Lê hay thuyết của Stalin) đã nêu ở trên.

1) Sự sụp đổ của Liên xô vì lý do nội tại là điều mà thuyết của Stalin không thể tư duy. Chủ nghĩa Mác-Lê không thể giải thích nó, trừ phi viện cớ âm mưu nước ngoài, tức là một lý do ngoại sinh. Song, chấp nhận lý lẽ này có nghĩa là chủ nghĩa xã hội là một hệ thống không có tính ổn định, do vậy, nó không phải là một phương thức sản xuất mới.

Sở dĩ mô hình về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không có khả năng lý giải điều đã xảy ra ở Liên xô và các nước Đông Âu, đó là vì mô hình này được xây dựng lên nhằm che khuất quan hệ sản xuất hiện thực, sự tái sản xuất của nó và sự phủ định nó ; hay nói cách khác, để tránh né... không phân tích « chủ nghĩa xã hội hiện tồn ». Mô hình kinh tế mang tên xã hội chủ nghĩa được xây từ những phạm trù pháp lý duy hình thức và những lập luận vòng vo lẩn quẩn như : không có bóc lột ở Liên xô bởi các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của toàn xã hội ; sở hữu này mang tính chất xã hội chủ nghĩa vì tư liệu sản xuất được tập thể hoá bởi một nhà nước xã hội chủ nghĩa ; nhà nước này có tính chất xã hội chủ nghĩa vì quyền lực chính trị nằm trong tay của đảng cộng sản ; đảng này mang tính chất cộng sản bởi nó chủ trương bãi bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất... Cho nên, ngay từ đầu, câu hỏi về bóc lột (người lao động, trong xã hội này, có thực sư làm chủ hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm hay không ?) bị đưa ra khỏi kinh tế học chính trị của chủ nghĩa xã hội.

Theo tôi, có thể thêm một nhận xét khác nữa : đó là tính chất phi hiện thực của mô hình kế hoạch hoá tập trung, hoạt động chỉ theo quan hệ xã hội hàng dọc, cũng như của mô hình thị trường phi tập trung, hoạt động chỉ theo quan hệ hàng ngang. Thật vậy, muốn tái sản xuất, các nền kinh tế thị trường « hiện tồn » đều phải trông nhờ vào một cấp điều tiết tập trung ‒ nhà nước ‒ để khắc phục tính không ổn định. Cũng như thế, các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung « hiện tồn » đã không thể tái sản xuất nếu không có những thị trường ngầm và không chính quy để vượt qua những mất cân đối.

2) Việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội hiện tồn phải bắt đầu từ sự phê phán kinh tế học chính trị của chủ nghĩa xã hội. Và ở khía cạnh này, chúng ta tìm thấy trong các công trình của Marx phê phán bái vật tư bản và bái vật nhà nước những yếu tố cần thiết để giải ngộ chủ nghĩa Mác-Lê. Tôi xin chỉ nêu lên ở đây hai nhận xét.

* Trong Tư bản, Marx không ngừng phê phán việc đồng hoá quan hệ sản xuất với hình thức biểu hiện pháp lý của nó là quan hệ sở hữu. Không những hình thức sở hữu pháp lý che khuất thực chất của quan hệ sản xuất, nó còn biểu hiện điều ngược lại : chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa hiện ra như một chế độ xã hội phi bóc lột. Bộ Tư bản cũng cho thấy sở hữu công về tư liệu sản xuất là một hình thái pháp lý che giấu quan hệ giai cấp : đó là trường hợp của sở hữu cộng đồng về đất đai trong « chuyên chế phương Đông » hay của sở hữu nhà nước về đất đai trong chủ nghĩa tư bản ; và cả khẩu hiệu quốc hữu hoá đất đai và địa tô ‒ ghi trong Tuyên ngôn đảng cộng sản ‒ cũng là « mồi đánh lừa » (Thư gửi Sorge 3.6.1881) nếu xã hội vẫn để tồn tại quan hệ lao động làm thuê hoặc chỉ xoá bỏ nó một cách duy hình thức (trường hợp của hiến pháp Liên xô năm 1936).
* Marx tiến hành công trình phê phán nhà nước từ những văn bản đầu tiên 1843-1846 của ông (Phê phán pháp quyền chính trị của Hegel, Bàn về vấn đề Do Thái, Hệ tư tưởng Đức) và đeo đuổi nó cho đến các văn bản sau cùng (Cuộc nội chiến ở Pháp, Phê phán cương lĩnh Gotha). Theo phân tích đó, trong một xã hội chi phối bởi lợi ích riêng, phạm trù lợi ích chung thể hiện qua hình thái của nhà nước hiện đại, độc lập với xã hội dân sự và đứng ở trên nó ; đồng thời, bởi vì xã hội dân sự là một xã hội phân chia giai cấp, nhà nước hiện đại là hình thái qua đó giai cấp thống trị áp đặt những lợi ích riêng của nó như là lợi ích của chung, cho nên lợi ích chung này là hão huyền. Marx còn phân tích mâu thuẫn này trong sự vận hành của nhà nước hiện đại : như chế độ đại nghị trong đó sự chia cách giữa các công dân (chỉ có vai trò cử tri) và các dân cử (trở thành một giai cấp lãnh đạo) dẫn đến chỗ công dân bị truất quyền lực chính trị của mình ; hay chế độ quan liêu trong đó cán bộ quan chức đưa quyền lợi của bản thân ra làm thành quyền lợi của nhà nước mà họ chỉ là viên chức. Chính là trong khuôn khổ phê phán nhà nước và sư sùng bái nó mà Marx nêu lên viễn cảnh về một nhà nước tiêu vong (và nắm bắt phác hoạ của nó trong những thực tiễn chính trị mới của Công xã Paris 1871) ‒ đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa quan liêu và sự phình ra của bộ máy nhà nước mà người ta chứng kiến trong chủ nghĩa xã hội hiện tồn.


3) Nằm trong khuôn khổ của lịch sử Liên xô các năm 1917-1923, những văn bản của Lenin biểu hiện một sự quan tâm phân tích các quan hệ sản xuất hiện thực và trả lời các câu hỏi : ai trong xã hội là người thực sự quyết định việc phân bổ tư liệu sản xuất ? phương thức tổ chức lao động ? sự phân phối sản phẩm xã hội ? Ngay từ năm 1918, Lenin nhận xét rằng tước quyền sở hữu của các nhà tư bản, như là một hành vi pháp lý hay chính tri, không giải quyết vấn đề của chủ nghĩa xã hội, bởi lẽ còn phải xây dựng một phương thức quản lý các quan hệ xã hội khác hơn là chủ nghĩa tư bản ‒ một chế độ quản lý của công nhân (Cách mạng vô sản và tên phản bội Kautsky). Rồi, khi nguy cơ sụp đổ buộc chính quyền xô viết thực hiện một loạt bước lùi ‒ như thay chế độ kiểm soát của công nhân bằng chế độ quản lý hành chính tập trung các hoạt động kinh tế ; bổ nhiệm các giám đốc doanh nghiệp đến nay do công nhân bầu lên ; mở rộng thang lương cán bộ hơn năm lần mức lương tối thiểu... ‒, Lenin xác định rằng đó là những biện pháp tình thế có tính chất tư bản chủ nghĩa (và ông nhấn mạnh : phải hiểu ‘tư bản’ không phải là tiền vốn, mà là những quan hệ xã hội nhất định ‒ Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết). Tuy vậy, những biện pháp tạm thời và phi xã hội chủ nghĩa đó đã tồn tại kéo dài sau khi Lenin mất và ngày càng được cũng cố thêm đến chỗ trở thành ‒ sau Bước ngoặt lớn 1930 ‒ nội dung đương nhiên của các quan hệ về quản lý sản xuất, tổ chức lao động và phân phối sản phẩm mang danh xã hội chủ nghĩa.

Một điều khác có thể, theo tôi, được ghi nhận ở Lenin là sự phê phán định nghĩa nhà nước Liên xô như là « nhà nước công nhân » : đặc tính này, trước hết, quên rằng không phải công nhân mà nông dân chiếm đa số ; mặt khác, nó không thấy rằng nhà nước công nhân đó đã có biến dạng quan liêu (Cuộc khủng hoảng của đảng). Và bởi vì không thể loại trừ mâu thuẫn quyền lợi giữa công nhân và bộ máy nhà nước, cần có những công đoàn phi nhà nước hoá để bảo vệ công nhân chống lại nhà nước của họ (Công đoàn, tình hình hiện nay và những sai lầm của Trotsky). Trong văn bản cuối đời, Lenin cảnh tỉnh đảng viên cộng sản Nga về ảo tưởng rằng họ đã hội đủ yếu tố cần thiết để xây dựng bộ máy chính quyền thực sự xứng đáng mang danh xô viết hay xã hội chủ nghĩa (Thà ít mà tốt). Ông cho rằng những người cộng sản đã trở thành những kẻ quan liêu và nếu có một điều gì có thể làm cho chính quyền cộng sản tiêu vong thì đó chính là chủ nghĩa quan liêu (« Kẻ thù nguy hiểm nhất bên trong của ta : đó là người cộng sản quan liêu » ‒ Tình hình quốc tế và nội bộ của Cộng hòa xô viết).

4) Xuất phát từ quan điểm của Marx hay quan điểm của Lenin để phê phán kinh tế học chính trị Mác-Lê, tất nhiên, không có nghĩa là trong những phân tích của Marx hay của Lenin không có điều gì phải nói lại, và thuyết Marx hay thuyết Lenin có thể thoát được sự phê phán. Song việc phê phán ở đây không có cùng tính chất hay chí ít không ở cùng bình diện. Tôi không triển khai vấn đề này trong khuôn khổ giới hạn của cuộc phỏng vấn, và chỉ nêu hai nhận xét ngắn như sau.

* Những gì Marx nói về chủ nghĩa xã hội tựu trung là một số viễn tượng phác thảo từ sự phân tích chủ nghĩa tư bản và mâu thuẫn giai cấp của nó : phương thức sản xuất của người lao động hợp tác tự do (không còn đối lập lao động trí óc với lao động chân tay, công tác chỉ huy với công tác thừa hành) ; phương thức phân phối sản phẩm theo lao động rồi theo nhu cầu. Không hề thấy Marx nói gì về mâu thuẫn của xã hội sau chủ nghĩa tư bản : khả năng và tính chất của những xung đột xã hội, hình thái và phương thức xứ lý xung đột đó. Hẳn có thể nói, như Marx trong Phê phán cương lĩnh Gotha, rằng đó là những vấn đề mà chỉ khoa học mới có khả năng trả lời, tức là chỉ có thể giải đáp trên cơ sở phân tích kinh nghiệm lịch sử của chủ nghĩa xã hội. Song, bất luận lý giải như thế nào, đây quả là một vấn đề trung tâm ‒ bởi nó liên quan đến sự tồn tại của quan hệ quyền lực và của dân chủ, đến vai trò của nhà nước và các tổ chức chính trị ‒, và đó là bãi ngầm đã làm đắm chìm chủ nghĩa xã hội hiện tồn.
* Những gì Lenin phân tích gắn liền với kinh nghiệm những năm đầu của Cách mạng xô viết và liên quan đến các vấn đề của thời kỳ quá độ, còn gọi là « chuyên chính vô sản ». Thuật ngữ này của Marx chỉ chế độ thống trị chính trị của giai cấp vô sản thay thế sự thống trị chính trị của giai cấp tư sản : đây là thống trị của một giai cấp, chứ không phải của một nhóm cách mạng, và nó không hề bao hàm ý nghĩa độc đảng, huống chi là độc tài cá nhân. Song, chính sự từ bỏ quy tắc dân chủ trong đời sống chính trị, bắt đầu từ bên ngoài đảng cộng sản (cấm các đảng và báo chí đối lập ; truất thực quyền của các xô viết), sau đó là bên trong đảng (cấm các khuynh hướng có tổ chức ; dùng biện pháp công an đối với đảng viên bất đồng chính kiến) đã ‒ ngay vào thời của Lenin ‒ mở đường cho chủ nghĩa Stalin.


Giáo sư có thể lý giải vì sao sự sụp đổ như của Liên xô và Đông Âu lại không xảy ra ở một số xã hội khác như Trung Quốc và Việt Nam ?

Các xã hội nói trên, tuy thuộc cùng một tập hợp, có thể có quỹ đạo khác nhau do đặc tính lịch sử của mỗi nước, đặc biệt là những điều kiện chính trị qua đó đảng cộng sản đã lên nắm quyền, đã chấp chính và còn giữ chính quyền hay không. Về phương diện đó, có thể phân biệt các trường hợp của Trung Quốc và Việt Nam ‒ tương đối gần nhau ‒ với trường hợp của Liên Xô, tách biệt khỏi trường hợp của các nước Đông Âu.

Đồng thời, các xã hội này có cùng chung những xu thế và đặc tính mang tính cơ cấu. Nếu lấy trường hợp của Việt Nam, có thể ghi nhận rằng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chưa từng là hiện thực. Chế độ kinh tế kế hoạch hoá tập trung rơi vào khủng hoảng ngay từ kế hoạch năm năm đầu tiên 1961-1965 : nó đã tỏ ra không có khả năng cung cấp lương thực cho các khu vực phi nông nghiệp và sức mua của công nhân viên chức đã giảm 25%. Để duy trì hệ thống kinh tế gọi là xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã phải từ bỏ độc quyền nhà nước trong phân bổ nguồn lực, và chấp nhận thị trường tự do tồn tại (15% thương nghiệp năm 1965, 25 % năm 1975). Như vậy, ngay khi đất nước chưa thống nhất, hệ thống này đã không chặn đứng được sự phát triển nội sinh của một nền kinh tế song hành, và đành phải nhắm mắt trước đủ loại thực tiễn « chui » trong các hợp tác xã cũng như các doanh nghiệp nhà nước. Vào cuối thập niên 1970, trước nguy cơ sụp đổ kinh tế và bùng nổ xã hội, ĐCSVN (hội nghị trung ương 9 năm 1979) mới tiến hành bước ngoặt đầu tiên trong đường lối chính thức : hợp thức hoá những thực tiễn « phá rào » (khoán trong nông nghiệp, kế hoạch 3 trong công nghiệp) và định chế hoá nền kinh tế lai tạp, kết hợp kế hoạch nhà nước và quan hệ thị trường với cơ chế hai giá (giá quy định và giá tự do). Đến cuối những năm 1980, nền kinh tế lai tạp lâm vào khủng hoảng, buộc ĐCSVN (đại hội VI năm 1986) dấn thân vào con đường « đổi mới » : phê phán những sai lầm của mô hình tâp trung quan liêu bao cấp, ĐCSVN cũng thừa nhân sự thất bại của ý đồ vận dụng quan hệ thị trường để duy trì chủ nghĩa xã hội nhà nước. Các quyết định phi tập thể hoá nông thôn, xác lập quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và bãi bỏ chế độ hai giá đánh dấu nền kinh tế Việt Nam đoạn tuyệt với hệ thống cũ và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ‒ theo một quá trình cải cách kinh tế tương tự như Trung Quốc một thập niên trước đó.

Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới trong bối cảnh quốc tế của phong trào Perestroika Liên Xô. Nhưng, chỉ ít lâu sau, ban lãnh đạo ĐCSVN (do tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đứng đầu) quyết định sập lại cánh cửa cải cách chính trị : chấm dứt các thảo luận liên quan đến hệ thống chính trị (trách nhiệm nghiên cứu lý luận Trần Xuân Bách bị khai trừ) ; nắm lại báo chí và giới trí thức (trách nhiệm văn hoá tư tưởng Trần Độ bị gạt ra). Thắng lợi bầu cử của công đoàn Solidarnosc ở Ba Lan, Mùa xuân của sinh viên Bắc Kinh, sự sụp đổ của Bức tường Berlin rồi sư tan rã của Liên Xô càng củng cố lãnh đạo ĐCSVN trong quan điểm khước từ mọi ý kiến đặt lại vấn đề độc đảng, cũng như mọi đề xuất dân chủ hoá nội bộ đảng. Có thể phân tích Việt Nam hiện nay ‒ cũng như Trung Quốc láng giềng ‒ là một xã hội vận hành dựa vào một thứ thoả hiệp không nói ra giữa người dân và đảng cộng sản, một thỏa ước giữa chủ nghĩa tự do kinh tế và chuyên chế chính trị : đảng để cho các cá nhân tự do trong các phương tiện làm giàu (kể cả phương tiện phi pháp) nhưng, ngược lại, không dung túng bất cứ ai đặt lại vấn đề độc quyền chính trị của đảng. Một loại thoả ước như vậy, thật ra, phụ thuộc vào năng lực của đảng cầm quyền đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao. Sau khi đánh mất tính chính đáng giành lấy trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, ĐCSVN tìm cách tạo dựng lại nó một phần nhờ vào mức tăng trưởng kinh tế bình quân 6-7% đã duy trì qua hai thập niên. Tính chính đáng mới này, hiện nay, trở nên khá mong manh.

Trung Quốc xây dựng một nền kinh tế “xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Quốc”, Việt Nam cũng tuyên bố xây dựng một nền “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, lấy “chủ nghĩa Mác-Lê làm nền tảng”. Theo ông thì Chủ nghĩa Mác-Lê có thực sự làm nền tảng cho các chính sách kinh tế hiện nay của Việt Nam hay không ? Nếu có thì ở những khía cạnh nào ?

Tôi không thấy cái gì là « xã hội chủ nghĩa » hay « định hướng xã hội chủ nghĩa » trong sự phát triển kinh tế hiện nay của Trung Quốc và của Việt Nam. Theo tôi, đó là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà các đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam giả vờ che đậy đằng sau khái niệm giả bộ trung tính là « kinh tế thị trường ». Nếu căn cứ trên thuyết của Marx thì đây là tích luỹ tư bản ban đầu, trong đó quyền lực nhà nước đan kết với bạo lực hung tợn nhất. Nếu căn cứ vào phân tích của Lenin thì đây là sự phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất che lấp những quan hệ sản xuất có tính chất tư bản chủ nghĩa. So với các nước cựu xã hội chủ nghĩa, tính đặc thù của Trung Quốc và Việt Nam ở chỗ quá trình xây dựng chủ nghĩa tư bản được tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản ‒ đã trở thành đảng của bộ máy quan liêu liên minh với giai cấp tư sản mới. Danh nghĩa « chủ nghĩa xã hội » được nêu lên ở đây chỉ để biện minh cho độc quyền chính trị của đảng « cộng sản » mà thôi.

Còn về chủ nghĩa Mác-Lê hiện hành ở Việt Nam và Trung Quốc thì có thể nói rằng nó là sự trá hình thực tế, đồng thời là sự đánh tráo khái niệm của Marx và phân tích của Lenin. Có thể nêu lên ở đây ví dụ của cuộc thảo luận về bóc lột vừa qua ở Việt Nam : ĐCSVN đã đưa ra tranh luận vấn đề đảng viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân hay không. Đứng từ góc độ của chủ nghĩa Mác-Lê, câu hỏi này chỉ đặt ra đối với khu vực tư bản tư nhân, bởi khu vực « xã hội chủ nghĩa » (quốc doanh và tập thể) đã bãi bỏ chế độ bóc lột. Trong khi đáng lý ra khu vực kinh tế nhà nước mới là nơi vấn đề quan hệ bóc lột phải ưu tiên được xem xét, bởi đó là thực tiễn bị che lấp, phi pháp và khoác áo xã hội chủ nghĩa. Còn trong khu vực kinh tế tư bản chủ nghĩa, quan hệ bóc lột dù sao cũng là thực tiễn công khai, hợp pháp và chính đáng theo quan niệm của ĐCSVN về « nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa ». Ngoài ra, cuộc thảo luận còn nêu lên vấn đề xác định quan hệ bóc lột dựa vào tiêu chuẩn về số lượng lao động (5 hay 10 người) mà chủ doanh nghiệp thuê mướn : đó là hạn chế phạm trù giá trị thặng dư vào hình thái biểu hiện trực tiếp nhất của nó là lợi nhuận doanh nghiêp. Nói cách khác, đó là gạt qua một bên các hình thái biểu hiện khác của giá trị thặng dư, những hình thái dường như hoàn toàn tách rời khỏi quan hệ với lao động làm thuê ‒ lợi tức ; cổ tức và chênh lệch thị giá chứng khoán ; địa tô và chênh lệch thị giá đất đai ‒ mà người ta đều biết là nguồn thu nhập chủ yếu hiện nay của số đông đảng viên (và trước tiên của đảng cộng sản, nhà tư bản lớn nhất ở Việt Nam). Trong các cuộc thảo luận, người ta làm bộ quên rằng bóc lột tư bản chủ nghĩa không phải là quan hệ kinh tế vi mô giữa chủ nhân và lao động thuế mướn trong doanh nghiệp, mà là quan hệ kinh tế vĩ mô giữa hai giai cấp trong xã hội.

Thưa giáo sư, ông có cho rằng Việt Nam có thể cần đến một lý thuyết hoặc một tổ hợp các lý thuyết “khác Mác-Lê” để phát triển hay không ? Nếu có thì đấy có thể là các lý thuyết nào ?

Tôi không nghĩ rằng, để có thể phát triển, Việt Nam cần đến một lý thuyết hay một tổ hợp các lý thuyết, cho dù đó là chủ nghĩa Marx-Lênin hay một cái gì khác. Điều mà Việt Nam cần, theo tôi, là tiếp cận phê phán các lý thuyết, thuyết của Marx dĩ nhiên, nhưng cả thuyết kinh tế học thống trị và những phiên bản khác nhau, tân cổ diển, tân Keynes hay Áo. Hơn thế, tôi cho rằng nguy cơ đang đe doạ tư duy kinh tế hiện nay không phải là chủ nghĩa Mác-Lê, đã hoàn toàn mất uy tín, mà là chủ nghĩa tân tự do đang có xu hướng trở thành tư tưởng chính thống mới ở Việt Nam. Huống chi, kinh nghiệm cho thấy rằng chủ nghĩa tân tự do thích cặp đôi với chuyên chế chính trị.

Xin cám ơn giáo sư. Hi vọng vấn đề về chủ nghĩa tân tự do sẽ được giáo sư bàn thảo tới trong một dịp gần đây.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Con người luôn gặp phải thất bại không ngờ tới

Trong cuộc sống, con người làm nhiều việc dại dột, ngư ngốc hơn so với suy nghĩ trong đầu, làm nhiều điều xấu hơn so với cảm xúc trong lòng, và kết quả đạt được thường cũng không như dự tính ban đầu. Dù có xấu đến đâu, cũng không có người nào suốt đời chỉ làm toàn điều ác. Nhưng gặp một việc gì đó, bất chợt ác tâm hiện lên, biết là không nên nhưng vẫn cố làm, khi sự việc vỡ lở thì lại viện ra đủ mọi lý lẽ để hợp lý hoá sự việc xấu đó.            

Ngược lại, có những việc đã làm vì tin chắc là tốt. Nhưng theo thời gian, nhìn lại thì cảm thấy đó là việc làm đáng hổ thẹn và tự nhủ không hiểu sao khi ấy lại hành động như vậy.            

Giữa con người với con người, có sự chênh lệch về trí tuệ. Nhưng không một người nào lại muốn tự hạ thấp bản thân khi so với các loài muông thú. Có rất nhiều trường hợp bị xã hội chê cười, hoặc tự mình hối hận vì cứ nghĩ rằng "việc này hợp với khả năng của mình", nhưng đến lúc bắt tay vào làm thì hết hỏng chỗ này lại sai chỗ khác, mà lại toàn hỏng và sai ở những chỗ không thể ngờ tới.            

Nhìn những người ôm ấp sự nghiệp và gặp thất bại thì nghĩ là họ ngu dốt hoặc viễn vông. Nhưng thật ra khi lập kế hoạch cho việc đó, họ cũng không đến nỗi dốt nát lắm đâu. Có một nguyên nhân rất lớn trong những thất bại như vậy. Đó là cuộc sống luôn sống động. Xã hội không đứng yên mà luôn vận động. Vì thế nếu không dự đoán hay lường trước được sự biến đổi đó thì người thông minh cũng sẽ gặp thất bại khôn lường.            

Kế hoạch do con người hoạch định thường to lớn. Nhưng rất khó dự đoán được là khi bắt tay vào làm sẽ thuận lợi, dễ dàng hay khó khăn, phức tạp, có thể nhanh chóng hoàn thành hay tốn nhiều thời gian. Franklin từng nói: "Gì chứ thời gian thì không bao giờ thiếu. Nhưng khi bắt tay vào việc gì thì luôn thiếu thời gian." Quả đúng như vậy.            

Thuê thợ xây nhà, nhờ thợ may áo, có tới tám chín chục phần trăm là chậm. Không phải là do họ cố tình làm chậm. Chẳng qua là vì phương pháp tính toán, cách làm của họ không chính xác. Những lúc đó họ thường bị trách móc vì đã thất hứa. Nhưng đã chắc gì những người trách móc sẽ giữ được lời hứa?            

Có anh học trò nọ, rời quê lên tỉnh học, trong lòng tự nhủ: "Chấp nhận mọi khó khăn, ba năm nữa sẽ học thành tài." Lại còn có người, bỏ ra cả đống tiền mua một cuốn sách hay, trong bụng nghĩ thầm: "Chỉ cần ba tháng là sẽ thuộc, thông hiểu cuốn sách". Cả hai trường hợp đã chắc gì thực hiện được lời hứa với mình?            

Có người đàn ông, mong muốn trở thành quan chức. "Nếu là mình thì sẽ cải thiện ngay được tình hình. Và nửa năm sau sẽ đổi mới chính sách". Anh ta viết bản kiến nghị gửi lên chính phủ đến cả chục lần. Cuối cùng cũng được tuyển dụng vào hàng quan chức. Thử hỏi xem, sau đó anh ta có thực hiện được đúng như bản đệ trình không?           

Có chàng thư sinh nghèo khó: "Ước gì mình có đống tiền. Ngay lập tức sẽ xây trường học khắp nơi trên đất Nhật Bản để cho mọi người có chỗ học tập." Ước sao được vậy. Anh ta trở nên giàu có. Nhưng thử hỏi xem anh ta có thực hiện đúng như suy nghĩ trước đấy hay không?            

Những suy nghĩ không tưởng như thế, trong xã hội nhiều vô kể. Đó là vì mọi người thường nhìn nhận vấn đề quá dễ dàng, không suy nghĩ tới khả năng khả thi cũng như dự đoán đúng thời hạn của công việc.           

Trong xã hội, lại có những người lập ra một kế hoạch nào đấy. "Sẽ hoàn thành trước khi chết" hoặc "Trong vòng mười năm phải thực hiện". Những người này là nhiều nhất. Những người nói  "trong vòng ba năm" hoặc "trong năm nay sẽ thực hiện xong" tương đối ít. Còn "trong tháng này" hay "bây giờ bắt tay ngay vào thực hiện" thì hầu như rất hiếm. Tôi chưa gặp được người nào đã từng "hoàn tất kế hoạch trong mười năm" cả.  

Những kế hoạc lâu dài, thoạt nhìn có vẻ như rất tuyệt vời. Nhưng đến thời hạn thì nội dung cụ thể của kế hoạch đó là gì cũng không sao thuyết minh ra được. Nguyên nhân chính là do tính toán thời hạn qua loa. Mặt khác, tự thân kế hoạch đó quá dở.

-----
Trích "Khuyến học", Phúc Trạch Dụ Cát

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

HoChiMinh - Vietnam's enigma - Vietnamese subtitle

Đây là một bộ phim Tài Liệu do Biography sản xuất, nói về Bác Hồ của chúng ta. Bản quyền thuộc về history channel, biên dịch bởi Nguyễn Trung Hải, Tô Hồng Thắng và Nguyễn Thị Huyền Trang. Biên tập lại bởi thành viên Argon của Diễn đàn Lịch Sử Việt Nam. Mời mọi người xem.





Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

A REVOLUTION OF TUEN PHAOW IN 1796-1797

By Dr. Nicolas Weber (INALCO, Paris)
Translated By Musa Porome

The revolution led by Tuen Phaow in 1796-1797 was a subject that led researchers to study the life of Tuen Phaow based on Ariya Tuen Phaow, a poem written in Cham characters. It details the history of Panduranga at a time when the people struggled and rose above the enemy. Panduranga includes the boundaries that range from Mount Hoanh-Son to Bien-Hoa[1].

The Ariya Tuen Phaow is purported to describe the revolution that was led by Tuen Phaow, a marquise. Vietnamese history reports him being Tuan-Phu[2]. Tuen Phaow came from Malaysia to help stop the Vietnamese invasion in the land of Panduranga-Champa. Ariya helps us prove that there was a revolutionary rise against the Vietnamese by the people of Champa and supplies us with the best narrative of the political crisis that the people of Panduranga-Champa had bared towards the end of the XVIII century.

This documentary was found in a Cham manuscript and was conserved by the School of Vien-Dong, France (EFEO) under the notation of CAM-58a. It is also found in the research book of Paul Mus. The manuscript measures about 155x230mm with 35 pages. Specific content regarding Ariya Tuen Phaow is found on pages E11-E23[3]. Pages E10 and E24 indicate the name of the person who rewrote this document, naming it Tajaong.

Ariya Tuen Phaow has a variety of copies; some were copied into Microfilm under the label of CAM-MICROFILM 16[4], CAM-MICROFILM 66[5] CAM-MICROFILM 56[6]. There is also a copy that is kept at the Asian Society in Paris, France (Societe asiatique de Paris) under the label CM-25[7]. Finally, there were two other documents found at a foreign missionary association in Paris (Missions Etrangerres de Paris) under the label MEP, VOL. 1189/4 and 1190/1[8].

In 1987, and 1993, Dr. Po Dharma was briefed on the history of Tuen Phaow[9]. Mr. Inrasara[10] references it a book of poems he researched and published in Latin and translated to Vietnamese in 1996[11]. Inrasara also worked in Cham characters, but the meaning seemed to be slightly different than the book written in Latin. We use this book written by Inrasara for reference purposes in research[12].

POLITICAL SITUATIONS IN PADURANGA BEFORE THE PRESENCE OF TUEN PHAOW

In the 18th century, the political situation in Panduranga became chaotic. This chaos was a result of the conflict between Tay-Son[13] and Nguyen-Anh[14] in 1771. Nguyen-Anh lost to Tay-son, forcing him to hide in Gia-Dinh in 1786. Nguyen-Anh used Gia-Dinh as a secret resistance zone, with the hope that one day he would win back the throne from Tay-son.

Unfortunately, Panduranga-Champa was the victim of a war that they had nothing to do with. For Tay-son or Nguyen-anh to win the war, they first needed to conquer Panduranga-Champa and then use it as a military base to fight their opponent. Panduranga-Champa had no choice but to join the side that benefited the country most. This choice led Panduranga-Champa into an unstable government and a political crisis According to Dr. Po Dharma; Panduranga-Champa had a very small chance of becoming independent. The situation was completely one sided, and whichever side they chose would determine either their prosperity or destruction[15].

When the war broke out in 1771, Panduranga-Champa was under the leadership of King Tisuntiraydapaghoh (34th dynasty according to the Champa calendar) [16]. King Tisuntiraydapaghoh took the throne in 1768 and was a direct descendent of the famous King Po Rome (1627-1653) from the Chru tribe[17].

After king Tisuntiraydapaghoh died in 1780, Nguyen-Anh immediately abolished a treaty that served to continue King Tisuntiraydapaghoh’s dynasty, according to the Champa tradition[18], and would install Po Tisuntiraydaparan (35th dynasty) to the throne in Panduranga. Unfortunately, this king had no blood relation to the former king at all. For this reason, in the eyes of the Champa people, allowing this to take place was usurpation of the throne. One year later, Tay-son forces invaded Panduranga in 1781 and overthrew Po Tisuntiraydapuran, forcing him to give up his throne to Tay-son[19]. In 1783 Tay-son offered the crown to prince Po Cei Brei (36th dynasty), the son of Po Tisuntiraydapaghoh (34th dynasty) and he became the king of Panduranga-Champa.

Even though Panduranga-Champa was under the protection of Tay-son, Nguyen-Anh continued attacking Panduranga in the Southern region. When Po Cei Brei could no longer tolerate the pressure of the foreign invasion, he made the decision to secretly move his family and his royal army. He fled the palace and hide in the Dong-Nai Thuong zone to rearm and prepare for the rise against the foreign[20] occupation.

After Po Cei Brei withdrew from the throne and fled the palace, Nguyen-Nhac (Tay-Son) offered the throne back to Po Tisuntiraydapuran (35th dynasty); a king who had previously took the throne by the help of Nguyen-Anh before and eventually surrendered to Tay-Son in 1781. The situation of Po Tisuntiraydapuran taking back the throne forced Po Cei Brei to sign a treaty with Nguyen-Anh in order to reconcile the political crisis in Panduranga-Champa. In order to keep the treaty alive and to show support, Nguyen-Anh promoted Po Cei Brei to a position of Chuong-Co (Attorney-general) in 1790[21].

The treaty signed by Po Cei Brei and Nguyen-Anh in 1790 led Panduranga-Champa into a harsh civil war between the two sides; Po Cei Brei under the support of Nguyen-Anh and Po Tisuntiraydapuran in alliance with Tay-son.

According to the history of Panduranga[22], after the death of Po Tisuntiraydapuran in 1793, The Nguyen dynasty offered Po Lanhuanpaghoh[23] the position of Chuong-Co (attorney-General), granting him full power to govern Panduranga-Champa (Tran-Thuan-Thanh) [24]. Po Lanhuanpaghoh was a logical choice, since he had previously held several important positions in the region being controlled by Nguyen-Anh during the rise against the Tay-Son. This Po (king) also used to be a governor of Phan-Ri region in 1790 while Phan-Rang was still under the occupation of Tay-son[25], particularly during their participation in the war against Tay-son[26]. Choosing Po Lahuanpaghoh in the eyes of Po Cei Brei was a traitor move. Po Cei Brei then vowed to launch another war against Nguyen-Anh, and war broke out yet again. This explains the political and military forces occurring in this region just prior to Tuen Phaow’s arrival in Panduranga in 1796-1797, based on the two sources of the Cham document[27] and Vietnam history[28].

THE PRESENCE OF TUEN PHAOW IN PANDURANGA

According to a document of CM-33, when Nguyen-Anh sent his armies to occupy Panduranga and overthrow Po Tisuntiraydapuran, an alliance occurred with Tay-Son[29] in 1793. Tuen Phaow was present in Panduranga at the Dong-Nai-Thuong zone. When the invader (Tay-Son) became aware of the presence of Tuen Phaow, he began calling upon his fellow Vietnamese, living in Panduranga, to somehow capture Tuen Phaow alive so that he could be executed based on charges that Tuen Phaow illegally seized power, and stole the property of the people of Panduranga. Obviously these were false accusations against Tuen Phaow.
In 1793 the presence of Tuen Phaow in close proximity with Po Cei Brei and his royal army in the Dong-Nai-Thuong zone brought concerns and suspicions to the Vietnamese invaders and their king. The questions were; was it a coincidence that Tuen Phaow was in the same region that Po Cei Brei was? Did these two leaders have a plan to work together to defeat the occupying army and the Cham traitors in the country?
It appeared to the Vietnamese that this was not a coincidence and that the operations that were carried out to defeat the occupying army and the Cham traitors in the country, on either side were connected. This seems to be a preemptive strategy of Tuen Phaow to liberate Panduranga. The presence of Tuen Phaow and Po Cei Brei in the same region at the time did not come as a surprise to many of the Champa people.

THE PURPOSE OF THE REVOLUTION OF TUEN PHAOW

Before he came to Panduranga, Tuen Phaow already knew what was going on in the region. He had known that the Vietnamese were oppressing the Cham and he realized that the Cham would soon be wiped out of their motherland if he did not quickly intervene to defend Panduranga.

Tuen Phaow did not arrive in Panduranga alone, he was escorted by a strong revolutionary army that included the Cham from Kampuchea (Cham Buruw)[30], Java Kur and some of the officers of Khmer. This army was divided into two groups. The first group wore white uniforms[31] and the second wore black uniforms and black turbans on their heads. Their clothing made it easy for the local Cham to identify these two groups.

To put the plan into effect, Tuen Phaow also recruited highland Cham to join the revolution: this included local men and women from the Chru, Roglai and Kahaow tribes in western Panduranga[32]. Lastly, in order to train a new army, Tuen Phaow designated an army zone around his residential palace and carefully selected and trained new recruits, showing his strategic and military intelligence.

Tuen Phaow was particularly concerned about the local Champa that supported his revolution. He called upon the Champa Panduranga to join hands so they could rise up against the occupation of foreigners. Psychologically, he knew what the Panduranga-Champa people wanted, so he created a psychological warfare among the Champa. Immediately after his arrival in Panduranga, he announced he was a Bhradhik (just a leader) coming from Makah (Kalantan) the kingdom of Malaysia[33]. To reaffirm his original loyalty, he started building his own palaces in Kayaon (East of Phan-Thiet).

The effort of Tuen Phaow’s psychological warfare used Islam to the extreme, to the point that he began comparing himself to the Prophet Muhammad and or the warriors Ali, and even to the extent that he claimed that he had directly received orders from ALLAH to come liberate Panduranga-Champa. Even though his propaganda was utilizing Islamic beliefs, his intention was not to convert the people of Panduranga to Islam and lead a battle that was considered by them to be Jihad. He wanted to educate people to understand the importance of having pride and love for one’s own country, and he wanted them to distinguish and construct guidelines for foreign occupants and local residents.

After strenuous and careful recruitment and training, he was ready to direct the army to attack the occupation position. In the seventh month of the year 1796 the year of the Dragon, he ordered the army to launch an attack on the Phan-Ri region[34]. The king of Panduranga at that time, Nguyen-van-Hao (Po Lahuanpaghoh) was ordered by the king of Vietnam to crush the revolution under the leader of Tuen Phaow. However, Nguyen-van-Hao was unsuccessful, and after few months, the army of Tuen Phaow was victorious over Phan-Thiet and took control over the Highlands region. After the victory over Phan-Ri, Tuen Phaow decided to move north to liberate Phan-Rang. Unfortunately, he was injured in the battle and was forced to move some of his army back to a mountain so he could recuperate. Even though he was injured, he urged the army to continue battling the enemy, and encouraged them not to become discouraged because of his injury, but to fight bravely until the occupation was defeated and had completely withdrawn from their land.

The enemy had double the armed forces and also had more advanced weapons, so Tuen Phaow decided to go back to Maka (Kalentan) to ask for help. He also considered asking France for help. He asked the army to continue the fight during his absence. Unfortunately, the Vietnamese knew that Tuen Phaow was leaving the country, and the Vietnamese took advantage of his absence. With the help of insiders they were able to launch an aggressive attack and defeat the army of Tuen Phaow in December 1787, the year of the snake.

Based on the sources that were documented, the important details about the revolution of Tuen Phaow toward the end of XVIII century were found, showing how the revolution had a strong support system and a strong relationship between Panduranga-Champa and Malaysia. It also shows us that some of the greatest unity was between the Champa from Kampuchea, the Chru, Raglai and Koho in the Dong-Nai-Thuong region.


Note :
[1] More about the Champa History, refer to G. Maspero, 1988; G.Coedes, 1964; P-B Lafont, 1990, Po Dharma, 1987, I-II.
[2] Po Dharma, 1987,II:74
[3] P-B La font, Po Dharma and Nara Vija, 1977:41-42
[4] This copy refer as a hand written A
[5] This copy refer as a hand written B
[6] This copy was not used for the purpose of this research due to it being too short and has no new content.
[7] This copy refer as a hand written D
[8] P-B La Font, Po Dharma and Nara Vija, 1977:116,216-217
[9] Po Dharma 1987, I:74
[10] Inrasara, 1993:228-236. in this book, Inrasara wrote that Dr. Po Dharma (1987:141-164) the revolution of Tuen Phaow happened in 1833-1835. But the truth was (page 141-164) Dr. Po Dharma never mentioned the name of Tuen Phaow, but wrote that the wave of revolution of Tuen Phaow happened in 1796 not in 1833-1835. This mistake indicated that the work of Dr. Inrasara was incorrect.
[11] Inrasara 1996:45-208
[12] This copy refers as a hand written C.
[13] The movement of the three brothers of Nguyen-Nhac, Hue and Lu rise up against the Trinh dynasty in the North and the Nguyen dynasty in the South.
[14] For more detail on this conflict refer to DNCBLT (Tay-son) 1970, HLNTC 1970; Nguyen Khac Vien, 1974; Le thanh Khoi, 1955; Tran Trong kim, 1971,II; Po Dharma,1987, II
[15] Po Dharma 1987, II:73
[16] Po Dharma, 1978:62
[17] This is one of the tribe the living in the Eastern of Phan-Rang
[18] Po Dharma 1978:62
[19] refer to document (translated by Po Dharma: Cam I:I);DNTLCB (part II);118 & DNNTC (binh-thuan):41
[20] refer to Po Dharma 1983:253-266
[21] Ta Chi Dai Truong 1973:255; DNTLCB (part II): 124; CAM 27:232.
[22] Po Dharma 1978
[23] According to Vietnam history, this prince was Nguyen-van-Hao.
[24] Refer to DNTLCB (part II): 129-188.
[25] DNTLCB (part II):58-125.
[26] DNTLCB (part II): 129-188
[27] Hand written CM-33
[28] Refer to DNTLCB (part II): 249,251-255,275.

[29] About this war, please refer to DNTLCB (part II):188 and DNTLCB (Binh-Thuan):41. Po Tisuntiraydapuran was arrested and sent to Gia-dinh and sentences to death.
[30] New cham or the cham Muslim
[31] White uniform indicated the group of Muslim.
[32] Refer to B.Gay, 1998:49-58 and Dominique Nguyen 2003: 14-36 with the theme “panduranga is multi-tribes”.
[33] About the word of Maka please refer to Po Dharma 1999:198-199.
[34] DNTLCB (part II): 251-225, 275.


REFERENCE BOOKS

I. Documents in Cham version:
Cam 58 (3)
Cam Microfilm 16 (1)
Cam Microfilm 66 (1)
Cam Microfilm 56 (8)
Mep 1189/4 (4)
Mep 1190/1 (9)
CM 25 (4)
CM 33
Cam 112 (1)

II. Documents in VietNamese version (Vietnam Bien nien Su):
Dai Nam Chinh Bien Liet Truyen (The Tay-son), Phu Quoc Vu Khanh Dac Trach Van Hoa, Saigon 1970.
Dainam Nhut Thong Chi (Tinh Binh-Thuan), Bo Van Hoa Giao Duc Saigon 1965.
Dainam thuc Luc Chinh Bien, Part II, De Nhut Ky I:The To cao Hoang-De (1778- 1801), nha xuat ban Khoa hoc xa hoi Hanoi 1963.
Hoang Le Nhut Thong Chi, Nha khoa hoc xa hoi Hanoi 1970.

III. Document that published:
Aymonier, E.
1889 Grammaire de la langue Chame, Imprimerie Coloniale Saigon.
Aymonier, E at Cabaton, A.
1906 Dictionnaire Cam-Francais Publications EFEO VII, Paris.
Bui Quang Trung.
1963 “Tables Synoptiques de chronologie Vietnamienne” BEFEO LI, P.1-77.
Coedes, G.
1964 Histoire ancienne des Etats hindouises d’indochine et d’indonesie, de Boccard, Paris.
Dominique Nguyen.
2003 Tu Vung Hroi-Viet theo bang chep tay CAM 182 and CAM 183 by Vien Vien Dong France, Champaka 3, 2003.
Gay, B.
1988 “Vue nouvelle sur la composition ethnique du Campa” actes du Seminaire sur la Campa organize a l’Universite de Copenhague le 23 mai 1987, Travaux du CHCPI, Paris, P-49-58.
Inrasara.
1993 “Ariya Twon Phauw” Van hoc Cham,Khai Luan-Van Tuyen.Part 1,Nha xuat ban Dan Toc, PP 228-236.
1996 Ariya Twon Phauw” Van hoc Cham II. Truong Ca, nha xuat ban Van Hoa dan Toc, P 195-208.
La Font P. –B., Po Dharma and Nara Vija.
1977 Catalogue des manusscrits Cam des bibliotheques francaises. Publications EFEO CXIV, Paris.
1991 “Les grandes dates de L’histoire du Campa” Le Campa et le Monde Malais, Publications CHCPI, Paris.
Le-Thanh-Khoi
1955 Le Vietnam. Histoire et civilizations, Editions de Minuit, Paris.
Lombard, D.
1990 Le Carrefour javanais. Essai d’histoire globale: III.L’heritage des royaumes concentriques, Editions de I’EHESS, Paris.
Mak Phoeun.
1988 “La communaute Cam au Cambodge du XVe au XIXe siecle. Historique de son implantation et son role dans la vie politique Khmer” Actes du seminaire sur le Campa organise a l’Universite de Conpenhague le 23 mai 1987, Travaux du CHPCI, Paris, P.83-93.
1990 “La communaute malaise musulman Ramadhipati ler” Le monde Indochinois et la Peninsule Malaise, Travaux du CHPCI, Kaula Lumpur, P.47-68.
1995 Histoire du Cambodge de la fin du XVIe siecle au debut du XVIIIe. Siecle, Presses de l’EFEO, Monographies, N0#176, Paris.
Maspero, G.
1988 Le royaume de Champa, Reimpressions EFEP, Paris.
Moussay, G.
1971 Dictionaire Cam-Vietnamien-Francais (tu dien Cham-Viet-Phap), Cham culture center, Phanrang.
Muhammad Zain bin Musa.
1990 Contribution a l’histoire du Panduranga (Campa) (La fruited u Po Ci Bri), These EPHE, Paris.
Nguyen-khac-Vien
1974 Histoire du Vietnam, Editions Sociales, Paris.
Po Dharma
1978 Chroniques du Panduranga, These EPHE, Paris.
1981 “Notes sur les Cam au cambodge”, Seksa Khmer 3-4, P.161-163.
1983 “Etudes Cam V. A Propos de l’exil d’un roi cam au Cambodge” BEFEO LXXII, P.253-266.
1987 Le Panduranga (Campa) 1802-1835. Ses rapports avec le Vietnam (I,II), Publications EFEO CXLIX, Paris.
1999 quatre lexiques malais-Cam anciens rediges au Campa, Presses de l’EFEO, Paris.
Sharifah Mawnah Syed Omar.
1993 Myths and the Malay ruling Class, Times academic Press, Singapore.
Ta-Chi-Dai-Truong.
1973 Lich su noi chien o Vietnam fr. 1771-1802, van su hoc, Saigon.
Thien-Sanh-canh.
1974 “Bien nien su cac doi vua Chiem-Thanh fr. 1000-1810” Noi san Panrang 8, 05-1974, P. 15-21.
Tran-Trong-Kim
1971 Vietnam su luoc (I, II) Bo giao duc trung tam hoc lieu xuat ban, Saigon. By Dr. Nicolas Weber(INALCO, Paris)

-------------
Nguồn:http://www.champaka.org/cgi-bin/viewitem.pl?452&lichsu